Montessori Sensorial

  • Enter Your Title

Phương pháp dạy môn Cảm quan (Sensorial) của Montessori

Date: July 28, 2015 Author: Saigon Kindergarten Categories: Montessori Sensorial

1.Mục đích của môn học cảm quan (Sensorial).

Cảm quan (Sensorial) xuất phát từ gốc từ tiếng Anh (senses) có nghĩa giác quan. Điều đó có nghĩa học môn cảm quan là trẻ học cách nhận thức, định hình thế giới xung quanh mình thông qua các giác quan trên cơ thể.

Bà Maria Montessori  tin rằng trẻ bắt đầu trải nghiệm thế giới bằng cảm quan ngay từ lúc mới lọt  lòng mẹ.  Thông qua các giác quan, đứa trẻ học về môi trường xung quanh mình. Rồi qua các bài học đó, thì trẻ hiểu được thế giới mà chúng đang là 1 thành viên ở trong đó. Đối với Montessori thì mỗi đứa trẻ là “một nhà thám hiểm cảm quan”.

Bằng việc học và chơi với các giáo cụ cảm quan trong bộ thiết bị Montessori, trẻ sẽ nắm được phương pháp phân loại mọi thứ xung quanh chúng, và từ đó sẽ dần hình thành nên kinh nghiệm sống của riêng mình. Việc biết phân loại vật thể là những bước đầu tiên trong sự hình thành trí thông minh của trẻ, qua đó sẽ giúp chúng ngày càng thích nghi với môi trường sống.tháp hồng

2. Các nhóm môn học trong môn Cảm quan.
Tiến sĩ Maria Montessori đã nghiên cứu và thiết kế phương pháp dạy môn Cảm quan cho trẻ vô cùng khoa học. Bà đã phân loại môn Cảm quan thành các nhóm nhỏ liên quan đến các cơ quan giác quan của con người như sau : Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Thính Giác, Khứu Giác, Gia nhiệt. Thông qua việc học các nhóm môn học như vậy, trẻ sẽ hiểu và cảm nhận được các tính chất vật lý, thuộc tính của vật thế chẳng hạn như : kích thước, hình dạng, thành phần, kết cấu, độ ồn, sự mềm mại, trọng lượng hay nhiệt độ …

Ví dụ trong khi học về nhóm Thị giác thì trẻ sẽ học cách dùng mắt để phân biệt, phân loại các vật thể giống nhau và khác nhau như thế nào.

Khi học về nhóm xúc giác thì trẻ sẽ tiếp xúc với vật thể bằng cách sờ hoặc chạm vào chúng. Mặc dù toàn bộ bề mặt cơ thể, lớp da của con người là xúc giác nhưng trong khi học Montessori thì trẻ chỉ dùng đến các đầu ngón tay, đặc biệt là đầu các ngón tay phải. Vì điều này giúp cho trẻ tập trung vào vật thể mà chúng đang cảm nhận thông qua một phần rất nhỏ của cơ thể.

Trẻ sẽ học và hiểu được thế nào là nóng, thế nào là lạnh, cách phân biệt nhiệt độ cao thấp thông qua môn học Gia nhiệt.

Trong môn học Thính giác thì trẻ học cách phân biệt các âm thanh khác nhau. Thông qua việc thực hành các bài tập khác nhau trong môn học này, trẻ sẽ ngày càng nhạy cảm hơn với âm thanh trong môi trường sống của mình.

Mặc dù không có đầy đủ các mùi và vị đầy đủ như trong cuộc sống thực tế nhưng các bài học và dụng cụ trong 2 môn học Khứu giác và Xúc giác sẽ giúp trẻ học được các phân biệt một mùi này với một mùi khác hoặc một vị này với một vị khác. Sau đó trẻ có thể áp dụng cách học này vào thực tế môi trường sống của mình để phân biệt thêm các mùi vị khác nhau.Phát triển khứu giác

3. Vật liệu và giáo cụ dạy môn Cảm quan.

Maria Montessori đã sử dụng những vật liệu đặc biệt để làm giáo cụ cho môn Cảm quan. Tất cả các giáo cụ này đều phải đảm bảo 1 quy chuẩn chung như sau:

_ Đảm bảo về độ an toàn và chất lượng.
_ Tất cả có phần tự sửa lỗi. Điều này giúp trẻ tự mình sửa được lỗi khi học và chơi với những dụng cụ này.
_ Được thiết kế sao cho thật cuốn hút trẻ và dễ dàng thao tác đối với chúng.

_ Tuy vậy thì số lượng vật liệu dùng trong môn học là có giới hạn. Điều này có nghĩa là ví dụ nếu học về màu sắc thì chỉ có 1 số màu được giới thiệu đến trẻ. Học về mùi và vị thì chỉ có một số mùi và vị cơ bản. Sự giới hạn này có 2 mục đính chính, đó là : Thứ nhất sẽ giúp trẻ hiểu được rằng vật liệu đó không phải là duy nhất trong môi trường sống, và thứ 2 sẽ giúp khơi gợi trí tò mò, đam mê khám phá của trẻ. Trẻ sẽ tự mình tìm ra những vật liệu còn thiếu trong mỗi môn học bằng cách trải nghiệm trong môi trường sống của mình.

_ Môn học bao gồm nhiều dụng cụ, mỗi dụng cụ lại có nhiều mảnh ghép hoặc các phần nhỏ khác nhau trong đó. Vì vậy phải đảm bảo rằng các dụng cụ đều có đầy đủ các thành phần nhỏ để đảm bảo rằng khi trẻ đang say sưa học thì sẽ không phải dừng lại để đi tìm mảnh ghép còn thiếu hay bị mất.

_ Và điều quan trọng nhất là các giáo cụ trong môn Cảm quan hiện thực hóa được các khái niệm trừu tượng. Người lớn thường gặp rất nhiều khó khăn để giái thích cho trẻ hiểu những khái niệm trừu tượng nhưng bằng việc học với những giáo cụ trực quan, thì trẻ có thể tự mình hiểu được những điều khô khan khó hiểu đó thông qua trải nghiệm thực tế của mình.

(Được dịch bởi Dayconkieunhat.com. Mọi hành động sao chép, copy thông tin vui lòng ghi rõ trích dẫn từ Dayconkieunhat.com)