4 tuổi (Chồi)
Chương trình được tiến hành trong suốt năm học, thông qua kế hoạch phân phối thời gian và chế độ sinh hoạt chặt chẽ, phù hợp với từng lứa tuổi. Nội dung chương trình được tiến hành dựa trên sự phối hợp hợp lý giữa công việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe với công tác giáo dục. Trong đó:
Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe gồm:
- Tổ chức bữa ăn
- Tổ chức giấc ngủ
- Chăm sóc vệ sinh
- Chăm sóc sức khỏe và an toàn.
Giáo dục gồm:
- Giáo dục phát triển thể chất: Phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
- Giáo dục phát triển nhận thức: Khám phá khoa học. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán học. Khám phá xã hội.
- Giáo dục phát triển ngôn ngữ: Luyện nghe, luyện nói, làm quen với việc đọc viết.
- Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ: Phát triển tình cảm, phát triển kỹ năng xã hội, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
Chương trình hướng tới đạt mục tiêu giáo dục cuối 4 tuổi như sau:
MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ CUỐI 4 TUỔI
I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
– Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
+ Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 – 23,5 kg.
Chiều cao đạt 100,7 – 119,1 cm.
+ Trẻ gái: Cân nặng đạt 13,8 – 23,2 kg.
Chiều cao đạt 99,5 – 117,2 cm
– Bò chui không bị chạm vào vật.
– Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây
– Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
– Ném xa 3m bằng hai tay.
– Bật xa 30 – 40 cm
– Cắt được theo đường thẳng.
– Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng
– Cởi và mặt quần áo
– Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
– Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?…
– Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người gần gũi.
– Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.
– Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
– Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
– Nhận biết các buổi sáng – trưa – chiều – tối.
– Đếm được trong phạm vi 10.
– Có biểu tượng về số trong phạm vi 5
– So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn…
– Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.
– Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.
– Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
– Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
III – PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
– Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu nghép
– Đọc thơ, kể lại chuyện diễn cảm.
– Kể lại được sự việc theo trình tự.
– Chú ý lắng nghe người khác nói.
IV – PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
– Chơi thân thiện với bạn.
– Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động…
– Thực hiện công việc được giao đến cùng.
– Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng.
– Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh: giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
V – PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
– Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.
– Thích nghe nhạc, nghe hát; chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc; hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.
– Phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc.
– Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa…).
– Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.
– Biết thể hiện xen kẻ màu, hình trong trang trí đơn giản.
– Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.